Nhiễm HIV được chia làm 4 giai đoạn tương ứng mức độ suy giảm miễn dịch và thời gian nhiễm virus HIV. Theo đó, diễn biến lâm sàng và xét nghiệm cũng thay đổi theo. Người bệnh thường chủ quan ở những giai đoạn nhẹ, chỉ khi bị nặng mới vội vàng đi khám chữa thì đã muộn. Nếu không được điều trị ARV, diễn biến HIV qua các giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn mới nhiễm HIV (nhiễm HIV sơ cấp)
  • Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng
  • Giai đoạn nhiễm HIV có triệu chứng
  • Giai đoạn AIDS.

Nhiễm HIV xảy ra như thế nào?

Nhiễm HIV là một trạng thái nói lên cơ thể người bệnh mang virus HIV tồn tại suốt đời. Để xảy ra tình trạng này phải có quá trình lây nhiễm. Đây là lúc virus HIV lây từ người đã nhiễm trước đó sang người lành, khỏe mạnh không bị HIV.

Quá trình lây truyền HIV phải có đủ 2 yếu tố là nguồn lây và đường lây.

Một người bị lây HIV từ người khác khi có đủ các yếu tố:

  • Nguồn lây: người mang mầm bệnh có tải lượng virus HIV đủ lớn. Những người bị nhiễm HIV nhưng uống thuốc ARV đầy đủ thì có thể đạt trạng thái K = K. Tức là tải lượng virus HIV-RNA dưới ngưỡng phát hiện thì không lây cho người khác.
  • Đường lây: bao gồm quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung kim tiêm dụng cụ dính máu và mẹ truyền sang con. Trong đó phổ biến nhất vẫn là lây truyền HIV qua quan hệ tình dục. Đặc biệt tỷ lệ này ngày càng tăng cao ở nhóm quan hệ đồng tính nam và đang dần trẻ hóa về độ tuổi.

Nếu có hành vi nguy cơ mà được uống thuốc PEP kịp 72h sẽ có thể không bị lây HIV. Ngược lại, hành vi ấy có thể khiến virus HIV xâm nhập vào cơ thể và gây ra tình trạng nhiễm HIV suốt đời.

Diễn biến HIV qua các giai đoạn như thế nào?

Khi virus HIV tấn công vào cơ thể, nó sẽ gây ra tình trạng nhiễm HIV cả đời mà không thể chữa khỏi hoàn toàn được nữa. Nếu được phát hiện và dùng thuốc ARV kịp thời, HIV sẽ bị ức chế, ngủ yên và không gây hại cho cơ thể. Nhưng nếu không biết bệnh hoặc biết mà không chữa, chắc chắn bệnh nhân sẽ phải trải qua 4 giai đoạn nhiễm HIV.

Diễn biến nhiễm HIV qua 4 giai đoạn, nặng nề nhất là AIDS.

1. Giai đoạn nhiễm HIV tiên phát (mới nhiễm hay còn gọi sơ nhiễm)

Đó là những ngày đầu tiên của quá trình virus HIV xâm nhập cơ thể. Nó có thể gây ra hội chứng giống như nhiễm virus hô hấp cấp hay hội chứng tăng bạch cầu đơn nhân. Các biểu hiện lâm sàng có thể gặp phải như:

  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu, khó tập trung
  • Giảm trí nhớ
  • Mất ngủ
  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Chậm tiêu, no hơi
  • Buồn nôn, nôn
  • Dị ứng, mẩn ngứa ngoài da
  • Sụt cân
  • Rụng tóc
  • Sưng đau họng
  • Tức ngực, khó thở…

Những triệu chứng này gặp rất ít trên thực tế người mới nhiễm HIV. Hơn nữa, nó lại quá giống các triệu chứng của nhiễm virus đường hô hấp cấp tính. Chính vì thế, chúng ta không dựa vào việc có hay không một vài biểu hiện trên để nói đã bị nhiễm HIV hay chưa.

Ở giai đoạn mới nhiễm HIV, các xét nghiệm phát hiện bệnh có thể tìm ra căn nguyên từ vài tuần. Trong đó, có thể thấy xét nghiệm Ag/Ab, PCR đo tải lượng HIV-RNA được sử dụng khá nhiều. Cho dù các xét nghiệm này có âm tính thì cũng chưa loại trừ hoàn toàn việc chẩn đoán chính xác bị nhiễm HIV hay không. Bởi lẽ, chúng ta phải chờ đủ 3 tháng cho hết thời gian giai đoạn cửa sổ HIV. Đây là lúc có nhiều biến đổi khiến cho kết quả phát hiện bệnh có thể bị sai lệch, chủ yếu là âm tính giả.

Các xét nghiệm công thức máu có thể thay đổi một chút như giảm bạch cầu đa nhân trung tính. Xét nghiệm tế bào miễn dịch lympho T-CD4 vẫn bình thường.

2. Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng

Là thời kỳ mà virus HIV vẫn tồn tại, tăng sinh âm thầm trong cơ thể. Chỉ có điều, bên ngoài bệnh nhân hoàn toàn không có chút biểu hiện gì của tình trạng nhiễm HIV. Bởi vì, lúc này số lượng virus HIV chưa đủ nhiều để đánh hỏng toàn bộ hệ miễn dịch CD4. Số lượng loại tế bào này vẫn còn đủ để duy trì trạng thái miễn dịch gần như bình thường cho cơ thể.

Tuy nhiên, nếu làm xét nghiệm chúng ta sẽ phát hiện tải lượng HIV-RNA có thể tăng đến hàng nghìn bản sao/ml. Ngoài ra, số lượng tế bào CD4 bắt đầu có xu hướng giảm.

3. Giai đoạn nhiễm HIV có triệu chứng

Ở giai đoạn thứ 3 của quá trình nhiễm HIV này, số lượng tế bào CD4 bắt đầu giảm thấp. Hệ miễn dịch của người bệnh bắt đầu suy yếu đáng kể. Các nhiễm trùng cơ hội bắt đầu tấn công. Có thể xuất hiện sốt, tiêu chảy, mẩn ngứa, nấm miệng, phát ban, ho đờm…Các triệu chứng này thường chưa nguy hiểm tới tính mạng. Song nếu không điều trị, nó sẽ nặng dần và là bước chuyển tiếp cho giai đoạn cuối cùng.

Xét nghiệm máu có thể cho kết quả số lượng CD4 tụt thấp dưới 350 tế bào/mm3. Tải lượng virus HIV-RNA lúc này có thể lên tới hàng chục nghìn hoặc trăm nghìn bản sao/ml.

4. Giai đoạn AIDS

Đây là giai đoạn thứ 4 cũng là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV. Ở thời kỳ này, virus HIV đã sao chép ra một số lượng bản sao khổng lồ. Tương ứng với đó là chúng đã đánh sập gần như hoàn toàn số lượng tế bào CD4. Các nhiễm trùng cơ hội có thể tấn công ồ ạt, gây ra hàng loạt biểu hiện lâm sàng nặng nề ở giai đoạn AIDS:

  • Sụt cân rất nhanh không rõ lý do
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng
  • Tiêu chảy kéo dài hàng tháng trời
  • Sốt kéo dài, sốt đi sốt lại từ vài tuần trở lên
  • Mệt mỏi vô cớ, mệt như bao giờ từng mệt đến vậy, cảm giác hết sức sống
  • Sưng hạch cổ, nách, bẹn kéo dài trên 1 tháng, không tự nhỏ đi
  • Nổi nốt sần, các ban dát lạ ở trên cơ thể
  • Loét họng, loét miệng, loét bộ phận sinh dục không rõ lý do
  • Tê bại chân tay, đi lại khó khăn, thậm chí liệt 2 chi dưới
  • Ho khan, ho có đờm, ho ra máu kéo dài
  • Khó thở, viêm phổi, tăng dần theo thời gian, uống thuốc kháng sinh không đỡ
  • Nấm miệng, nuốt đau, thậm chí uống nước cũng bị sặc
  • Da sạm màu, bị mụn mủ không lành mà từ xưa tới nay chưa bao giờ từng bị như vậy.
  • Đau đầu, nôn ói không rõ nguyên nhân
  • Nhìn mờ, thường sẽ là nhìn mờ một bên mắt trước, sau đó không chữa trị kịp thời sẽ mờ nốt bên mắt còn lại
  • Đau bụng không rõ nguyên nhân, đi siêu âm, nội soi dạ dày tiêu hóa không tìm ra nguyên nhân…

Lúc này, xét nghiệm số lượng CD4 thường giảm thấp dưới 200 tế bào/mm3, thậm chí là dưới 100. Hệ miễn dịch của bệnh nhân thực sự đã bị đánh sập hoàn toàn. Tải lượng virus HIV-RNA có thể lên tới hàng triệu bản sao/ml.

Nhiễm HIV mà không điều trị thì bao lâu sẽ chết?

Nhiễm HIV không điều trị sẽ tử vong trong khoảng vài năm đến gần 10 năm.

Như vậy, diễn biến HIV qua các giai đoạn sẽ là từ nhẹ đến nặng và thậm chí là tử vong. Trong 4 giai đoạn, đáng chú ý nhất chính là giai đoạn AIDS. Lúc này, hệ miễn dịch của bệnh nhân cực kỳ suy yếu. Hàng loạt bệnh lý nhiễm trùng cơ hội có thể tấn công đồng loạt, gây ra bệnh cảnh vô cùng phức tạp. Điều đáng quan ngại chính là những tác nhân này có thể gây nguy hiểm tính mạng. Do hệ miễn dịch đã bị suy sụp nên mọi cơ quan như não, tim, gan, thận, phổi…đều có thể bị tổn thương.

Điều đáng mừng là có thuốc ARV đặc trị HIV đã ra đời từ lâu. Nếu uống thuốc ARV tuân thủ tốt, người bệnh sẽ sống khỏe mạnh hoàn toàn và luôn ở trạng thái bình thường. Không bị tiến triển đến AIDS, không bị nhiễm trùng cơ hội tấn công và có thể kéo dài tuổi thọ đến già. Tuy nhiên, với những người không biết hoặc biết mà không điều trị ARV đúng, họ có thể sẽ chết. Thời gian từ khi nhiễm HIV cho tới lúc chết do không điều trị gì có thể từ vài năm đến gần chục năm.

Như vậy, diễn biến quá trình nhiễm HIV trải qua 4 giai đoạn từ khi mới nhiễm, không triệu chứng và nặng nhất là AIDS.

Mọi vấn đề về HIV, thuốc ARV, thuốc PEP cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.

Trợ lý đơn hàng thuốc ARV: DS.Hồng Nhung 0974433519.

Xem thêm:

Bị nhiễm HIV có đi nước ngoài được không?

Uống ARV có được uống sữa không thưa bác sĩ?

Kháng thuốc HIV và những điều cần biết?

Phác đồ TAF/FTC/DTG điều trị HIV tốt nhất hiện nay?

So sánh thuốc TLD và TLE?

Tìm hiểu về Cabotegravir dạng tiêm dùng để điều trị Prep?

Làm sao để tăng số lượng tế bào CD4?

Các chiến lược xét nghiệm HIV là gì?

Thuốc chống phơi nhiễm HIV 72h là gì, mua ở đâu tốt nhất?

Tại sao uống PEP rồi mà vẫn bị dương tính với HIV vậy bác sĩ?

Người nhiễm HIV nhiều tuổi nhất ở Việt Nam còn sống là bao nhiêu?

Điểm bán thuốc PEP chính hãng uy tín nhất hiện nay ở đâu?

Uống PEP sau 72h có những lợi ích gì?