Làm thế nào để tăng cân cho người nhiễm HIV đó chính là phải uống thuốc ARV kịp thời và ăn uống hợp lý. Nên ăn nhiều bữa, đa dạng thực phẩm. Ngoài ra, bệnh nhân HIV/AIDS còn cần phải tránh bị stress, căng thẳng quá mức.
Cân nặng một người trưởng thành bình thường là bao nhiêu?
Cân nặng là một chỉ số rất thường dùng trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Nó nói lên tình trạng sức khỏe tổng quát của một cá nhân nào đó. Ngoài ra, dựa vào sức khỏe có thể đánh giá được cả trí lực cũng như thể lực của một con người.
Tuy nhiên, cân nặng cũng là một chỉ số có sự biến thiên rất lớn và khác nhau rất nhiều giữa người này với người khác. Nếu như cùng 1 chiều cao giống nhau thì khó có thể tìm được 2 người có cân nặng hoàn toàn bằng nhau. Bởi thế, cân nặng lý tưởng không phải là một con số cụ thể, nó được biểu hiện bằng một khoảng giới hạn.
Người bình thường ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, châu lục khác nhau cũng có mức cân nặng lý tưởng khác nhau. Chẳng hạn, ở châu Á là khoảng 60kg, thì ở châu Âu và châu Mỹ có thể lên tới 70 hoặc 80kg. Đối với người Việt Nam trưởng thành, nếu coi 1,65 mét là chiều cao trung bình thì con số cân nặng nên duy trì ở khoảng 60 đến 65 là hợp lý nhất.
Người nhiễm HIV bị sụt cân khi nào?
Bất kể ai cũng có thể bị sụt cân hoặc tăng cân một vài lần hoặc rất nhiều lần trong đời sống dài cả hàng chục năm. Nhưng với người nhiễm HIV, khi sụt cân chúng ta nên xét ở 2 khía cạnh:
- Một là, sụt cân không liên quan đến HIV. Đó là khi cơ thể mệt mỏi, stress do công việc, áp lực cuộc sống hay những biến cố của cuộc đời. Bên cạnh đó cũng có thể sụt cân do bệnh lý khác như ung thư, viêm đại tràng, các bệnh lý phải phẫu thuật ngoại khoa…
- Hai là, sụt cân do nguyên nhân liên quan đến HIV. Đó là khi mới nhiễm HIV hoặc đã nhiễm HIV rất lâu rồi. Trong nội dung bài này chúng ta chỉ đề cập đến trường hợp thứ hai này thôi.
Sụt cân do căn nguyên liên quan virus HIV xảy ra khi:
- Mới nhiễm HIV vài tuần. Sụt cân lúc này hiếm xảy ra và mức độ rất nhẹ, thường bệnh nhân không hề chú ý đến. Nó cũng chẳng kèm theo biểu hiện nào khác đặc biệt cần phải lưu tâm.
- Nhiễm HIV lâu rồi tương đương giai đoạn AIDS. Lúc này mức độ sụt cân nặng, thường kèm theo nhiều bệnh lý nhiễm trùng cơ hội. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, người nhiễm HIV sẽ sớm bị tử vong.
Nhiễm HIV bao lâu thì bị sụt cân?
Như vậy có thể thấy, để thực sự có dấu hiệu sụt cân rõ ràng phải mất rất nhiều thời gian. Bởi vì khi cân nặng giảm đến mức rõ rệt phải là giai đoạn AIDS, tương đương với thời gian từ 5 đến 10 năm.
Sụt cân giai đoạn AIDS như thế nào?
Sụt cân giai đoạn AIDS có đặc điểm như sau:
- Xuất hiện muộn sau khi nhiễm HIV từ 5 đến 10 năm
- Khối lượng cân nặng giảm đi đáng kể, thường trên 10% trọng lượng cơ thể lúc khỏe mạnh
- Sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân
- Thường kèm theo chán ăn, sốt nhẹ, mệt mỏi, tiêu chảy và các biểu hiện của bệnh lý nhiễm trùng cơ hội khác.
Sụt cân giai đoạn AIDS có thể khắc phục nếu chúng ta phát hiện sớm và có biện pháp điều trị phù hợp. Nhưng nếu chậm trễ, người nhiễm HIV rất có thể tử vong trước khi có thể tăng cân trở lại.
Làm thế nào để tăng cân cho người nhiễm HIV?
Ở giai đoạn mới nhiễm HIV hay còn gọi là nhiễm HIV cấp tính, dấu hiệu sụt cân rất mơ hồ và không đáng quan tâm. Nhưng nếu cân nặng bị giảm sút nghiêm trọng, chúng ta cần phải điều trị thật tích cực và kết hợp nhiều biện pháp cùng lúc. Cụ thể, để tăng cân cho người nhiễm HIV chúng ta cần:
- Điều trị ARV càng sớm càng tốt
- Dùng thuốc chữa bệnh lý nhiễm trùng cơ hội hợp lý
- Ăn nhiều bữa, ăn uống đa dạng nhiều loại thực phẩm khác nhau
- Nghỉ ngơi, tránh xúc động, tâm lý căng thẳng, stress
- Tập luyện thể dục thể thao hợp lý với thể trạng và giai đoạn bệnh.
Người nhiễm HIV có nên béo quá không?
Người nhiễm HIV bị gầy thì rất muốn tăng cân, muốn béo. Nhưng thực tế cũng không nên để béo quá. Người bình thường còn cần duy trì cân nặng hợp lý, huống hồ là bệnh nhân HIV/AIDS càng cần phải chú ý sức khỏe hơn nữa. Béo quá dễ gây ra nguy cơ bệnh lý rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, mỡ máu…Bên cạnh đó là hàng loạt các nguy cơ khác về bệnh lý tim mạch như nhồi máu, đột quỵ…hay các vấn đề cơ xương khớp…
Tốt nhất, bệnh nhân nhiễm HIV cũng chỉ duy trì cân nặng ở mức lý tưởng như đã trình bày. Nếu có béo thì cũng không nên vượt quá 5% so với chỉ số chuẩn BMI. Đây là một loại chỉ số rất hữu hiệu cho việc kiểm soát cân nặng phù hợp. Nó được tính bằng cân nặng tính theo kilogram chia cho bình phường chiều cao tính bằng mét. Thông thường, kết quả ở ngưỡng từ 18 đến 23 là tốt và nên duy trì lâu dài.
Nói tóm lại, làm thế nào để tăng cân cho người nhiễm HIV đó chính là phải uống thuốc ARV kịp thời và ăn uống hợp lý. Nên ăn nhiều bữa, đa dạng thực phẩm. Ngoài ra, bệnh nhân HIV/AIDS còn cần phải tránh bị stress, căng thẳng quá mức.
Mọi vấn đề về HIV cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.
Trợ lý đơn hàng thuốc ARV: DS.Hồng Nhung 0974433519.
Xem thêm:
Avonza giá hiện nay bao nhiêu, mua ở đâu uy tín tốt nhất?
Có nên điều trị HIV bằng bảo hiểm y tế không?
Mua Acriptega Mylan 50mg/300mg/300mg giá rẻ ở đâu tốt nhất?
Lợi ích và sự cần thiết điều trị ARV là gì?
Bác sĩ giúp phân biệt thuốc ARV thật và giả?
Thuốc Avonza có tác dụng gì, tác dụng phụ của thuốc Avonza?
Spegra 50/200/25mg giá bao nhiêu, mua ở đâu tốt nhất?
Điểm bán thuốc ARV uy tín ở đâu?
ARV ngăn ngừa lây lan HIV như thế nào?
Uống ARV điều trị HIV trong bao lâu thì dừng?
Dùng chung bàn chải đánh răng có bị lây HIV không?
Điều trị phơi nhiễm HIV ở đâu chuẩn nhất?
Uống PEP vẫn dương tính với HIV phải làm sao?
Mua thuốc PEP ở đâu chuẩn vậy bác sĩ?
Bác sĩ tư vấn HIV online qua điện thoại đẳng cấp nhất hiện nay?
Ai là người nhiễm HIV đầu tiên ở Việt Nam?
Phòng khám HIV bác sĩ điều trị HIV tốt nhất hiện nay?
Xác suất lây HIV do quan hệ với người nhiễm HIV?